Bản nhạc cổ cầm “Cực Lạc Ngâm” 极乐吟. Khi chơi bản nhạc này, tiết tấu phải ôn hòa, nhẹ nhàng, ngón tay cử chỉ mềm mại, đơn giản, giai điệu phải có cảm giác tự do, tao nhã.
Ý nghĩa bản nhạc cổ cầm “Cực Lạc Ngâm”
Lời bài hát này trích dẫn từ bài thơ “Ngư Ông” của Liễu Tông Nguyên, một nhà thơ vĩ đại thời nhà Đường. Nó thể hiện cảm giác vô tư, không quan tâm đến thế giới, nhìn thấu thế giới phàm trần và sống ở thế giới khác.
Dịch thơ “Ngư Ông” của Liễu Tông Nguyên
漁翁夜傍西巖宿,
曉汲清湘燃楚竹。
煙銷日出不見人,
欸乃一聲山水綠。
迴看天際下中流,
巖上無心雲相逐。
Ngư ông dạ bạng tây nham túc
Hiểu cấp thanh Tương nhiên Sở trúc.
Yên tiêu nhật xuất bất kiến nhân,
Ái nãi nhất thanh sơn thuỷ lục.
Hồi khan thiên tế hạ trung lưu,
Nham thượng vô tâm vân tương trục.
Dịch nghĩa
Ông lão thuyền câu ghé ngủ ở bên núi phía tây,
Buổi sáng múc nước sông Tương nấu ăn bằng tre Sở.
Khói tan, mặt trời lên, không trông thấy có ai,
Chỉ nghe tiếng mái chèo đánh vào mạn thuyền ở giữa chốn non xanh nước biếc.
Ngoảnh lại thấy trời cao ở giữa dòng sông,
Đầu núi mấy đám mây vô tâm trôi lững lờ.
Điểm nhấn của bản nhạc cổ cầm “Cực Lạc Ngâm”
Câu cuối cùng của bài thơ này là câu kết, mây Vô Tâm đuổi nhau, ám chỉ quan niệm nghệ thuật quên đi ưu phiền trần thế, tự do thoải mái, mây tự do trên trời thì mây vẫn còn vô tình và không để lại dấu vết. Từ đó đạt được sự bình an và hạnh phúc trong cuộc sống. Vì vậy, khi chơi bản nhạc này, tiết tấu phải ôn hòa, nhẹ nhàng, ngón tay cử chỉ mềm mại, đơn giản, giai điệu phải có cảm giác tự do, tao nhã.
Phổ nhạc
Bản phổ có trong bộ phổ 3 tập của Cung Nhất Tiên Sinh.
Trải nghiệm tu dưỡng của mình
Khi mình du ngoạn trên thuyền cảm giác rất gần với cảnh sắc của bản nhạc này. Ngồi yên tĩnh ngắm núi non, mây lững lờ tụ lại rồi biến mất, nghe tiếng nước cuộn trong từng mái chèo, nghe gió nhẹ lướt qua…một cảm giác vui yên bình cất lên cùng tiếng cầm. Mỗi cử chỉ xung quanh trở lên đơn giản, tao nhã.