Cổ Cầm Thanh Nhã, Tinh Tế “Nhạc Cụ Của Hiền Nhân”

Trong “Cầm, Kỳ, Thư, Họa” thì “Cầm” là nhạc cụ có dây ra đời sớm nhất trong lịch sử Trung Hoa, ngày nay được gọi là cổ cầm, cũng được gọi là Thất huyền cầm. Cổ cầm có lịch sử chế tác lâu đời, nhiều danh cầm đều có văn tự khảo chứng, hơn nữa lại gắn liền với những truyền thuyết thần kỳ. Trong bài viết này hãy cùng chúng mình tìm hiểu về tất cả các khía cạnh của loại đàn đặc sắc này. Qua đó sẽ trả lời cho bạn được các câu hỏi như: Đàn cầm là đàn gì? Đàn cầm là gì, có ý nghĩa như thế nào? Cách chọn, cách học phù hợp. 

Cổ cầm là gì?

Cổ cầm hay còn gọi là Thất huyền cầm, tiếng anh gọi là Guqin, tiếng Trung là 古琴.  Đàn cổ cầm là một loại nhạc cụ Trung Quốc nên cũng hay gọi là Cổ cầm Trung Hoa thuộc bộ dây dạng gảy gồm có 7 dây. Đàn này xuất hiện từ thời cổ đại, theo truyền thống được các học giả và sĩ phu yêu thích và xem là loại nhạc cụ thanh nhã, tinh tế, như được nhấn mạnh trong trích dẫn “quân tử không thể rời cầm”. Người Trung Quốc nhắc tới nó như là “cha của âm nhạc Trung Quốc” hay”nhạc cụ của hiền nhân”. 

Cổ Cầm Thanh Nhã, Tinh Tế “Nhạc Cụ Của Hiền Nhân
Nhạc cụ của Hiền Nhân

Lịch sử đàn cổ cầm

Tương truyền, cổ cầm là thứ nhạc khí được tôn kính nhất trong tất cả các nhạc cụ Trung Quốc, có lịch sử khoảng 5.000 năm. Vua Nghiêu là người phát minh ra đàn cổ cầm. Hình thức của cổ cầm ngắn hơn so với ngày nay. Ban đầu, cổ cầm nguyên thủy có năm dây, nhưng sau đó hai dây được bổ sung tạo ra bảy dây (7 dây).

Một tương truyền khác về nguồn gốc của Cổ cầm là do vua Phục Hy sáng tạo ra, chế theo thân hình phượng hoàng, chiều dài tượng trưng 365 ngày trong năm, ban đầu có 5 dây, tượng trưng ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Văn Vương sau này để tưởng nhớ con trai trưởng Bá Ấp Khảo nên đã tăng thêm 1 dây. Lúc Võ Vương đánh Trụ, để tăng sỹ khí, lại tăng thêm 1 dây, do đó cổ cầm còn có tên là “Thất Huyền Cầm”.

Năm 1977, bản thu âm “Lưu Thủy” 【流水】được thực hiện bởi một trong những người chơi cổ cầm hay nhất thế kỷ 20 là Quản Bình Hồ được NASA gửi ra ngoài vũ trụ.

Năm 2003, âm nhạc cổ cầm được UNESCO công nhận là một trong những kiệt tác di sản phi vật thể của nhân loại.

Người chơi cổ cầm Quản Bình Hồ
Quản Bình Hồ chơi bản “Lưu Thủy”

Ý nghĩa đàn cổ cầm

Thời Xuân Thu, nhạc sư Sư Tương nổi tiếng trong khi gảy đàn cầm thì chim chóc kéo đến bay múa, cá tôm cũng theo nhịp tiếng đàn mà bơi về lắng nghe, chú tâm hướng về giai điệu tiếng đàn. Âm nhạc của đàn cầm cổ mang phong cách ôn nhu đôn hậu, thanh nhã, hướng đến cảnh giới cao xa tĩnh lặng. Ý nghĩa của cổ cầm rất xa khái niệm về âm nhạc thông thường. Nó là biểu tượng của văn hóa và hàm ý đạo đức, nối liền tâm linh, tu thân, dưỡng tính hòa hợp với đất trời.

Xem thêm bài viết: Ý Nghĩa 7 Dây Đàn Cổ Cầm

Ý nghĩa đàn cổ cầm
Hòa hợp với thiên nhiên, đất trời

Báu vật văn hóa

Người Trung Quốc đã coi cây đàn Cổ Cầm như một báu vật văn hóa: Cổ cầm đứng đầu trong tứ nghệ “Cầm kỳ thư họa” là một loại nhạc khí thiết yếu mà người quân tử thời cổ đại thường mang theo bên mình. Đàn Cổ Cầm cũng là biểu tượng của thánh hiền, tiêu biểu cho thú cao nhã, không chỉ là nhạc cụ diễn tấu, biểu diễn không thể thiếu khi các văn nhân làm thơ phú, ngâm nga, ca hát. 

Tu thân, tâm, dưỡng tính 

Việc chơi cầm có những quy tắc khắt khe, rõ ràng là 6 kị 7 không. 6 điều kị: Nghe đau thương, khóc lóc, việc chuyên tâm, lòng phẫn nộ, giới dục và kinh sợ. 7 lúc không chơi đàn: Mưa to gió lớn, đau buồn cực độ, áo mũ không chỉnh tề, say rượu loạn tính, không sạch hoặc gần cái dơ bẩn, không thơm hoặc gần với cái suồng sã, không hiểu âm nhạc hoặc gần với cái dung tục, gặp những cái này đều không chơi đàn. 

Cổ nhân thông qua nhạc đạo (Đạo về âm nhạc) để tu thân, qua nhạc đạo mà tính tình vui vẻ, qua nhạc đạo mà học lễ, lễ nhạc giáo hóa, âm nhạc. Nên cổ cầm còn là công cụ để tu tâm, thân, dưỡng tính.

Xem thêm: Tu dưỡng cầm tựa như leo núi vậy

Tu thân, tâm, dưỡng tính cùng đàn cổ cầm
Cùng cầm đi leo núi

Nét đặc sắc của cổ cầm

Cổ cầm có nét thanh, hòa, đạm, nhã, tĩnh, có thể biểu lộ tâm tư tình cảm của con người, biểu đạt đạo lý của trời đất vũ trụ do sự hội tụ của ba âm hợp lại thành tam tài Thiên, Địa, Nhân.

Thanh, hòa, đạm, nhã

Cổ cầm có âm nhạc thanh, hòa, đạm, nhã (thanh khiết, hài hòa, thanh đạm, trang nhã), gửi gắm tâm thái xử thế của văn nhân nhã sỹ với cốt cách ngạo gió tuyết sương. Nó thể hiện được bức tranh sinh động của cuộc sống văn nhân nhã sỹ gồm: Thổi tiêu gảy đàn, ngâm thơ vẽ tranh, leo núi cao, du ngoạn xa, uống rượu hát ca.

“Tĩnh”

Cổ cầm có 3 loại âm, tán âm, phiếm âm và án âm, đều rất yên tĩnh. Tiếng đàn cầm được gọi là “Âm thanh cổ đại”, âm thanh cổ cầm là “Tiếng của đất trời”. Âm thanh cổ cầm độc đáo, nghe nhạc cổ cầm cảm thấy yên tĩnh du dương xa xôi. “Tĩnh” là đặc điểm nổi bật nhất của Cổ Cầm, vậy nên cần phải có môi trường yên tĩnh và tâm cảnh yên tĩnh mới có thể chơi và thưởng thức được.

“Tĩnh” là đặc điểm nổi bật nhất của Cổ Cầm
Chơi cầm và thưởng trà trong không gian yên tĩnh

Hợp nhất Thiên – Địa – Nhân

Cổ cầm có thể biểu lộ tâm tư tình cảm của con người, biểu đạt đạo lý của trời đất vũ trụ do sự hội tụ của ba âm hợp lại thành tam tài Thiên – Địa – Nhân. Trong đó, phiếm âm như trời, án âm như người, tán âm như đất. Ba loại âm của âm nhạc cổ cầm đan xen, biến ảo vô cùng, du dương bất tận, có thể chứa đựng, biểu đạt núi cao nước chảy, vạn hốc thông reo, áng mây bóng nước, chim hót trùng kêu cho đến đạo lý triết học, tâm tư tình cảm phức tạp của con người.

Tán âm: Trầm mà khoáng đạt xa xôi, gợi nhớ về thời viễn cổ. 

Phiếm âm: Như những âm thanh của thiên nhiên, gợi cảm giác thanh lạnh như vào cõi tiên.

Án âm: Rất phong phú, những âm thanh mềm mại tinh tế du dương, lúc như tiếng người, có thể cùng đàm luận, lúc như sợi tơ lòng, thăm thẳm nhiều sắc thái. 

Cổ cầm Hợp nhất Thiên – Địa – Nhân
Dưỡng Cầm Cầm trên núi Lảo Thẩn

Cổ cầm và đàn tranh khác nhau như thế nào?

Cổ Cầm và đàn tranh là hai loại nhạc cụ rất nổi tiếng của Trung Quốc. Nhiều người không biết còn hiểu đó là cùng một loại nhạc cụ nên gọi là đàn tranh cổ cầm. Nhưng trên thực tế khi tìm hiểu kỹ thì có nhiều sự khác biệt như về: Kích thước, âm sắc, số lượng dây, lịch sử và cách chơi với mỗi loại đàn tranh và cổ cầm, bạn không nên nhầm lẫn giữa hai loại nhạc cụ này. Mời bạn tìm hiểu kỹ hơn sự khác biệt giữa cổ cầm với cổ tranh (hay đàn cổ tranh) qua bài viết bên dưới.

Chi tiết: Phân biệt giữa Cổ Cầm và Đàn Tranh

Cổ cầm và đàn tranh khác nhau như thế nào?

Cấu tạo đàn cổ cầm

Đàn cổ cầm được làm như thế nào? Đàn cổ cầm có mấy dây? Chiều dài, kích thước, hình dáng như thế nào? Cấu tạo và cách làm đàn cổ cầm phức tạp và công phu. Từ việc lựa chọn vật liệu, hình dáng hoặc kích thước có rất nhiều các chi tiết, công đoạn cần thực hiện để phù hợp với truyền thống, lịch sử và hiện tại.

Cấu tạo đàn cổ cầm
Cấu tạo đàn cổ cầm

Kích thước và hình dáng

Cổ cầm dài khoảng 120–125 cm, rộng khoảng 18-20 cm, dày khoảng 6-8 cm. Hình dáng của đàn được mô phỏng theo hình dáng phượng hoàng, toàn thân đàn tương ứng với thân phượng hoàng (cũng có thể nói tương ứng với thân người) bao gồm: Đầu đàn, cổ đàn, vai đàn, lưng đàn, đuôi đàn, chân đàn. 

Đàn gồm Bảy dây. Có 13 dấu (Hui) hay gọi là Cầm Huy thể hiện các nốt nhạc và hòa âm,  tượng trưng cho một năm có 12 tháng và một tháng nhuận. Yueshan: Đoạn dưới phần trán có nạm gỗ cứng để buộc dây đàn, gọi là Nhạc Sơn (岳山) là phần cao nhất của đàn. Nayin: Một hộp gỗ bên trong thân đàn guqin, để âm thanh đọng lại. Trụ Trời và Trụ Đất: Trụ đỡ chính bên dưới. Qinzhen: Chốt điều chỉnh. Ao Rồng và Ao Phượng: Hộp khuếch đại âm thanh.

Đầu đàn cổ cầm gọi là Cầm thủ. Mặt trên đàn cong/ có rãnh. Mặt trong được làm rỗng vừa phải. Có hai lỗ âm thanh dưới cùng. Phần được làm rỗng (hộp đàn) phải vừa phải (nếu quá dày thì âm thanh bị chói tai; quá mỏng thì âm thanh rè). 

Kích thước và hình dáng đàn cổ cầm
Mặt trước và mặt sau

Hộp âm thanh

Hộp âm thanh của cổ cầm được làm bằng hai tấm gỗ, thường là các loại gỗ khác nhau. Mặt đàn trên cùng hơi tròn thường được làm bằng gỗ hông. Gỗ hông làm đàn là tốt nhất do cây hông mất nhiều năm để phát triển và cần thời gian bảo dưỡng ít nhất 20 năm để nhựa cây và độ ẩm được loại bỏ đúng cách.

Có rất nhiều loại khác nhau của tong gỗ, loại gỗ tốt nhất là ngô đồng, nhưng gỗ bào đồng hiện được sử dụng rộng rãi. Cạnh bên cổ cầm làm từ cây tử mộc, hoặc gần đây hơn là nam mộc, gỗ long não. 

Gỗ được chọn làm cổ cầm phải dày dặn, tức là phải loại bỏ nhựa cây và hơi ẩm (dùng làm mặt trên). Nếu nhựa cây vẫn còn thì nó sẽ làm chết âm thanh và khi hơi ẩm bay hơi, gỗ sẽ cong và có vết nứt. Các gỗ cũ, gỗ cổ của những ngôi nhà cổ cũng có thể dùng làm đàn được vì hầu hết nhựa cây và độ ẩm đã được gỡ bỏ một cách tự nhiên theo thời gian. Loại gỗ này làm đàn sẽ rất tốt nếu như không bị nhiễm sâu mọt hoặc bị kém chất lượng.

Tên của các loại gỗ được sử dụng không chính xác nhưng không rõ ràng và một tên có thể được sử dụng để đặt tên cho nhiều loại gỗ khác nhau hoặc một loại gỗ có thể có nhiều tên khác nhau.

Dây đàn cổ cầm

Về cơ bản, dây mỏng hơn nghe tốt hơn trên các nhạc cụ dày hơn và ngược lại, bù cho độ dày của nhạc cụ. Có ba loại dây đàn, sắp xếp theo độ phổ biến và tăng dần độ khó tăng dần gồm: Dây nilon  bọc thép, dây tơ và dây lụa. 

Dây đàn cổ cầm

Dây nilon bọc thép

Được dùng phổ biến nhất trên các đàn cổ cầm hiện nay do nguồn nguyên liệu dễ lấy, sản xuất nhanh hơn, dễ chơi hơn khi dây được làm trơn tru, dễ trượt, đồng thời sử dụng dây này cũng bền bỉ nhất.

Được phát triển như một giải pháp tạm thời để giải quyết cuộc khủng hoảng thiếu hụt về sản xuất và cung ứng dây tơ. Nhưng cuối cùng, loại dây này đã thay thế hoàn toàn lụa vì chúng dễ sản xuất hơn, nhanh hơn và cũng dễ chơi hơn khi dây được làm trơn tru, dễ trượt. Những người yêu thích đàn cổ cầm cổ xưa thì sẽ không thích, vì họ cho rằng dây kim loại là không phù hợp với đàn cổ cầm.

Dây tơ

Được tạo ra bằng cách tập hợp một số sợi tơ theo một số tiêu chuẩn nhất định, sau đó xoắn chúng lại với nhau, bước tiếp theo chúng được ngâm trong một thùng chất lỏng bao gồm một hỗn hợp đặc biệt của keo tự nhiên (thành phần bao gồm bạch cập và muscovit) để liên kết các sợi với nhau. Các sợi tơ được lấy ra và để khô, trước khi được cắt thành chiều dài thích hợp. Các dây dày hơn trên cùng được quấn thêm trong một sợi tơ mỏng, cuộn quanh lõi để làm cho nó mượt mà hơn. 

Dây lụa

Dây lụa là khó chơi nhất. Chơi dây lụa khác với chơi dây kim loại, vì cần phải gảy nhẹ nhàng hơn nhiều để tránh bị ù và dây bị hỏng trên bề mặt. Gần đây tại Trung Quốc, việc sản xuất dây lụa chất lượng rất tốt đã phát triển trở lại, nhiều người chơi bắt đầu sử dụng chúng phổ biến hơn. Ngoài ra thì cũng có nhiều người chơi thích sử dụng và chơi cả dây kim loại bọc lụa và nilon cho các phong cách chơi nhạc cổ cầm khác nhau.

Các loại cổ cầm

Các loại đàn cầm được phân loại theo hình dạng hoặc phong cách mà một khí có thể được tạo ra từ cây đàn đó ứng với mỗi trường phái riêng. Cách phân biệt phổ biến hay dùng là phân biệt theo hình dáng của cổ cầm hay còn gọi là các thức đàn cổ cầm. Trong đó thức được hiểu là hình thức, hình dáng của cây cầm.

Có hơn 50 thức đàn cổ cầm đã từng được lưu truyền theo các sách cổ đã ghi chép lại. Mỗi thức cổ cầm lại có sự đặc biệt về ý nghĩa và hoàn cảnh của thời đại được tạo ra, nó phản ánh sự theo đuổi nghệ thuật, những lý giải của người chế tác. Đến nay thì còn khoảng 20 thức là phổ biến nhất và được phân loại thành 3 nhóm chính theo các nhóm tạo ra:

  • Thánh nhân tạo ra gồm: Phục Hy, Thần Nông,…
  • Bậc đế vương tạo ra: Tuyên Hoà, Lộ Vương,…
  • Con người tạo ra gồm: Sư Khoáng, Lạc Hà, Tiêu Diệp,…
Các loại cổ cầm
Sưu tập cổ cầm

Tứ đại cổ cầm

Bốn cây đàn cổ cầm được người đời gọi là “Tứ đại cổ cầm” của Trung Hoa gồm: “Hiệu Chung cầm” 号钟式 của Tề Hoàn Công; “Nhiễu Lương cầm” 绕梁式 của Sở Trang Vương, “Lục Ỷ cầm” 绿绮式 của Tư Mã Tương Như và “Tiêu Vĩ cầm” 焦尾式 của Thái Ung.

Nhìn chung, các các mẫu thông thường và phổ biến vẫn được ưa chuộng hơn. Lý do là vì chúng không chỉ dễ chế tạo hơn mà còn vì việc thay đổi hình dạng bên ngoài có thể làm thay đổi đến chất lượng của hộp âm thanh. Nếu có nhiều vết lõm trên hình dạng bên ngoài thì hộp âm càng trở nên nhỏ hơn.

Tứ đại Cổ Cầm
Tứ đại Cổ Cầm

Các bản nhạc cổ cầm ấn tượng

Tập hợp những bản nhạc cổ cầm ấn tượng gồm video, âm thanh, hình ảnh cầm phổ, bản nguyên gốc, lời tạm dịch giúp cầm nhân kết nối, hiểu sâu và thêm yêu cổ cầm hơn. Một số bài nhạc đó gồm: Khát Vọng, Lan Đình Tự, Phổ Am Chú, Khái Cổ Ngâm, Chú Đại Bi, Ngọa Long Ngâm, Bất Nhiễm” 不染”, Bát Nhã Tâm Kinh” 蜜多心经古琴”, Lương Phụ Ngâm, …

Xem thêm: Các bản nhạc cổ cầm ấn tượng

Các bản nhạc cổ cầm ấn tượng
Gia Cát Lượng gảy cầm trong Tam Quốc

Chơi cổ cầm có khó không?

Chơi hay học cổ cầm hay bất kỳ môn nghệ thuật nào, thì điều cốt yếu không phải bằng kỹ xảo bên ngoài, mà là ở chỗ lĩnh ngộ được hàm ý biểu đạt ở bên trong. Cần phải miệt mài nghiên cứu tinh thâm cái lý của đàn, quyết chí không thay đổi, đề cao sự tu dưỡng và ngộ tính thì mới thành công. Vậy là đã có câu trả lời cho bạn học cổ cầm có khó không? Hay chơi cổ cầm có khó không rồi nha.

Video chi tiết về nhập môn, trình tự học cổ cầm

Đắc tâm ứng thủ” (Trong tâm nghĩ thế nào thì liền đánh ra được như thế) đó chính là cao siêu của nghệ thuật âm nhạc, nên không quan trọng là ở dây đàn hay là ở thanh âm. Nếu chỉ là bắt chước hình thức bề ngoài thì rất dễ, ai cũng có thể làm được, nhưng có thể lĩnh hội được cái hồn của âm nhạc và thông qua thủ pháp để biểu đạt tâm ý thì phải tu dưỡng, học, luyện tập một cách nghiêm túc.

Bạn có thể tự học đàn cổ cầm ở nhiều nguồn khác nhau hoặc tìm lớp dạy cổ cầm, lớp học đàn cổ cầm, tìm bạn tri kỷ tu tập cùng hoặc thậm chí là học cổ cầm online. Miễn là bạn nghiêm túc và tu dưỡng một cách kỷ luật và nghiêm túc, thì việc chơi cầm thực sự không có gì là khó khăn cả. Mà bạn lại lại khám phá được rất nhiều sức mạnh từ bản thân mình qua quá trình tu dưỡng này.

Bạn cần phải chuẩn bị tài liệu học cổ cầm, biết cách đọc cầm phổ. Quan trọng nhất là cách đọc nhạc phổ Cổ Cầm để bạn có thể học những nốt cơ bản đầu tiên.

Xem thêm: Nhập môn cổ cầm dành cho người mới

Chơi cổ cầm có khó không

Giá cổ cầm

Vậy đàn cổ cầm giá bao nhiêu? Dựa vào đặc điểm cấu tạo của đàn cổ cầm ở phần trên thì giá đàn cổ cầm cũng rất đa dạng và phong phú. Từ đàn cổ cầm giá rẻ từ vài triệu cho đến vài chục triệu đều có đủ. Các yếu tố quyết định là chất lượng gỗ, chất liệu dây đàn, chất lượng âm thanh thực tế, cách chế tác, độ hoàn thiện tổng thể của đàn.

Mua đàn cổ cầm ở đâu? Hay ở đâu bán đàn cổ cầm chất lượng? Để trả lời được các tiêu chí này thì bạn cũng cần vạch ra các tiêu chí rõ ràng phù hợp với bạn thì từ đó bạn sẽ dễ dàng quyết định hơn như: Bạn là người mới hay người sưu tập, định mức khoản chi tiêu cho việc mua đàn cổ cầm, chất lượng âm thanh, thời gian giao, nhận hàng. Uy tín của người bán cổ cầm, họ là chuyên gia hay chỉ đơn thuần là người kinh doanh, mức độ am hiểu của họ về đàn cổ cầm. Bạn càng có nhiều câu hỏi am hiểu về đàn thì việc bạn mua cổ cầm phù hợp sẽ không còn là điều khó khăn nữa.

Xem chi tiết bài viết: Đàn cổ cầm giá bao nhiêu? 

Không gian cổ cầm

Một điều đáng quan tâm nữa là không gian cổ cầm thì nên thiết lập, trang trí như thế nào cho phù hợp. Tùy mỗi phong cách, không ép theo khuôn khổ nào nhưng nhìn chung về không gian cổ cầm thì nên xoay quanh đặc tính của đàn cổ cầm là “Tĩnh” thì từ đó có thể thiết lập không gian cầm với trà, thiền, thư pháp, nơi yên tĩnh, hướng về thiên nhiên, ít tiếng ồn. 

Khi chơi đàn thì sử dụng bàn khuếch âm cổ cầm để có tư thế ngồi đúng nhất. Khi bảo quản thì sử dụng đinh trụ gỗ treo cầm lên, ngoài ra khi treo lên như vậy còn làm đẹp thêm không gian, nhìn cây đàn cầm lúc này như một bức tranh, một tờ thư pháp quý.

Xem thêm: Bàn Khuếch Âm Chơi Đàn Cổ Cầm

Không gian cổ cầm
Tu dưỡng cổ cầm

Cách chọn cổ cầm

Với cách chọn cổ cầm thì bạn cũng cần vạch ra các tiêu chí rất rõ ràng về chiếc đàn mình sẽ chọn và nên có sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để mình có thể đưa ra quyết định được dễ dàng nhất như: Khoảng giá, chất lượng âm thanh, độ hoàn thiện. 

Có một yếu tố mà nhiều người đặt lên hàng đầu khi chọn cầm là duyên kết nối. Nghĩa là khi âm thanh phát lên nó khiến bạn có cảm xúc thì đây là điều quan trọng nhất. Chọn cổ cầm như chọn bạn tri kỷ.

Xem thêm: Chọn Cầm Điều Gì Là Quan Trọng Nhất

Cách chọn cổ cầm
Chọn cầm như tri kỷ

Lời kết

Qua trải nghiệm thực tế và học hỏi không ngừng về cổ cầm, hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Cổ Cầm Phương Bắc là nơi chia sẻ, kết nối bạn đến với cổ cầm, nếu hợp duyên hy vọng sẽ kết nối được bạn với đàn cổ cầm qua việc dạy học cổ cầm ở Hà Nội, tu dưỡng cổ cầm 1-1 không tổ chức lớp học cổ cầm đông người để việc tu dưỡng được tập trung và hiệu quả nhất.

Bạn học đàn cổ cầm ở Hà Nội có thể đến trực tiếp, còn với các bạn học cổ cầm ở TPHCM, cổ cầm Sài Gòn hoặc ở xa bất kỳ đâu như Mỹ, Đài Loan, Pháp có thể tu dưỡng học cổ cầm online cùng với mình được nhé!

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo