Đàn cổ cầm (guqin) không chỉ là một nhạc cụ, nó là vật báu của trời đất
Lịch sử ra đời của đàn cổ cầm
Cổ cầm là vật báu được tạo ra từ một vị được cho là thần tiên. Ngày xưa có đức Phục Hy (một trong Tam Hoàng Ngũ Đế thời kỳ lịch sử đầu tiên của Trung Quốc) vừa sinh ra đã lớn nhanh như thổi rồi một ngày nọ trở thành khổng lồ với đầu người và thân rồng.
Ông nhận ra xung quanh mình, người ta toàn ăn vận da thú và uống máu để sống. Ông dạy họ kiếm lửa và không ăn thịt sống nữa. Bắt chước cái mạng nhện, ông làm thành lưới để bắt cá. Quan sát các vì sao và thưởng ngoạn mặt đất, ông vẽ ra bát quái để thiên hạ có thể mô tả công việc hàng ngày và mô tả thời gian trôi.
Một ngày nọ đang đi dạo trong núi, Phục Hy thấy mây ngũ sắc trên trời bay xuống. Nheo mắt lại, ông thấy giữa ánh sáng chói lòa hai con chim khổng lồ đuôi dài lấp lánh bay ra. Ông nhận ra đó là hai con phượng hoàng. Cặp đôi đậu lên cành cây rồi ngay lập tức tất cả các loài chim khác bay từ nhiều vùng khác nhau đến hót vang.
Khi cặp phượng hoàng bay đi, Phục Hy đốn gục cái cây mà lúc nãy cặp chim đậu, chọn một khúc gỗ có tiếng không quá trầm, cũng không quá bổng, ngâm khúc gỗ bảy mươi hai ngày dưới sông, sau đó phơi khô và biến nó thành một nhạc cụ phát ra đúng tiếng con chim phượng hoàng. Ông nghe tiếng gió từ tám hướng và tạo ra tám nốt trong nhạc lý.
Ông gọi mọi người đến và nói: “Ta đã đục đẽo khúc gỗ này và biến nó thành một cây đàn cổ cầm. Đàn dài ba xích, sáu thốn, năm phân, ứng với ba trăm sáu mươi lăm ngày trong năm. Rộng sáu thốn tượng trưng cho Trời, Đất, Nam, Bắc, Đông, Tây, sáu góc của thiên hạ. Mặt đàn tròn như vòm trời, còn đáy phẳng như mặt đất.”
Cảnh giới tinh thần nghệ thuật của cổ cầm
Đàn cổ cầm được Phục Hy tạo ra để phân biệt con người với thú vật. Khi luyện các điệu, quy tắc hít thở và làm chủ cảm xúc, con người vượt lên cao hơn các sinh vật đơn giản khác và đến gần với thánh nhân. Nó có dáng thanh thoát và vẻ bình thản vững vàng.
Rồi cứ nối tiếp các thời đại lịch sử, biết bao vĩ nhân và các bậc được coi là thánh nhân đều tu dưỡng và truyền lại cho thế gian bằng các cổ điệu của cổ cầm. Ví như bậc chí Thánh tiên sư Khổng Tử chính là một nhà soạn nhạc và tấu nhạc Cổ Cầm nổi tiếng trong lịch sử.
Hay như Bá Nha, là nhà âm nhạc dân gian thời kỳ Xuân Thu, nổi tiếng nhờ quá trình học cổ cầm trên đảo Bồng Lai, giúp chúng ta lĩnh hội cảnh giới “Tĩnh quan thiên địa, thuận theo tự nhiên“.“Không Thành Kế” là một điển tích nổi tiếng thời Tam Quốc, ấy là khi Gia Cát Lượng ngồi gảy đàn đã toát lên thần thái ung dung, tĩnh tại khiến cho hơn 10 vạn đại quân của Tư Mã Ý phải rút lui.
Thời kỳ Ngụy – Tấn, Kê Khang, một trong Trúc Lâm Thất Hiền tinh thông cầm nghệ, tuy bị Tư Mã Chiêu hãm hại nhưng trước lúc bị xử hình vẫn ung dung diễn tấu khúc Quảng Lăng khiến trời đất cảm động, quỷ kinh thần khóc. Đây đều là những nhà cổ cầm nổi tiếng trong lịch sử. Từ những câu chuyện này chúng ta có thể phần nào lĩnh ngộ được cảnh giới tinh thần nghệ thuật cổ cầm của văn nhân hiền sĩ xưa kia.
Cổ Cầm Phương Bắc nơi tiếp nối lan tỏa tinh thần tu dưỡng của cổ cầm
Đàn cổ cầm là khởi nguồn của con người
Đàn cổ cầm là khởi nguồn của con người chứ không phải là vật trang hoàng cho tài năng của người đó. Thế giới của con người ngày càng ồn ào hỗn loạn, mà âm thanh cổ điệu lại mang ta đến với một thế giới của sự tĩnh lặng, an lành.
Không như các loại nhạc cụ sênh, tiêu, sáo, tỳ bà, nguyễn, không như các loại nhạc cụ chơi nhờ gió, nhờ dây khẩy và các loại trống, đàn cổ cầm không chơi trong dàn hòa tấu. Nó trốn tránh đám đông và không muốn lọt vào những lỗ tai thô lỗ.
Đàn cổ cầm làm thanh sạch con tim
Một văn nhân sẽ chơi cổ cầm cho chính ông ta, xa lánh thời thế. Đàn cổ cầm mài giũa lý trí, làm thanh sạch con tim, luyện ý thích, rèn tính khí, thay đổi nhân cách con người. Cái khoái cảm nó mang lại rất tao nhã, vì không thể tả được và không thể nắm bắt được.
Đó không phải là cơn say vẻ tráng lệ hào nhoáng, không phải cảm xúc với giai điệu, cũng không phải là cơn dâm dật của vũ điệu, cũng không phải là lòng nhiệt thành của người cầu nguyện, … Cuộc đời là một giấc mơ. Đàn cổ cầm thức tỉnh tâm hồn và xóa bỏ các ảo giác.
Đôi lời cảm nhận và chia sẻ từ Cổ Cầm Phương Bắc
Còn vô vàn điều để có thể nói về cổ cầm – vật báu trần gian này. Hiện nay các tài liệu tổng hợp và hoạt động lan tỏa về cổ cầm đều rất ít. Nếu có thì đa số bằng tiếng Trung cổ. Ở Việt Nam thì lại càng hiếm hoi, đa số là miệng truyền miệng hay tùy theo nhân duyên mà gặp người truyền lại. Cổ Cầm Phương Bắc nguyện thực hiện sứ mệnh lan tỏa vật báu trần gian này.
Với chúng mình cổ cầm như một soulmate (tri kỉ). Chúng mình muốn hiểu nó, đón nhận. Nó dường như cũng hiểu và thể hiện ra tất cả những gì về chúng mình. Nó đến như là một cách thức tuyệt vời để chúng mình tu dưỡng. Thật đáng quí khi có một tri kỉ như vậy đúng không?
Chúng mình cũng mong sự tiếp nối này của mình sẽ mang đến cho cộng đồng những soulmate tuyệt vời để cuộc sống thêm sự thấu hiểu, thêm gắn kết.
Cổ Cầm Phương Bắc sẽ liên tục tổ chức các hoat động gồm: Những chuyến đi leo núi và trở về thiên nhiên cũng cổ cầm, thiền định, trà đạo, múa cổ trang cho các nữ nhân, những buổi gặp thẩm âm của các cầm nhân mọi trình độ, hướng dẫn hiểu về đàn và kết nối để mỗi cầm nhân đều có một cây cổ cầm hợp với mình, huấn luyện offline và online cho các bạn mới bắt đầu…. Mỗi một hoạt động với cầm đều là sự tu dưỡng. Cùng theo dõi website Cổ Cầm Phương Bắc nha.
Trân quí và hẹn duyên tái ngộ với các bạn đã, đang và sẽ là cầm nhân tương lai nha!
Cổ Cầm Phương Bắc