Hướng Dẫn Chăm Sóc, Dưỡng, Thuần Đàn Cổ Cầm

(Đặc biệt dành cho các bạn đã có duyên sở hữu đàn trong bộ sưu tập đàn của mình, hoặc đang thuê cũng đọc để chăm sóc nhé)

1. Xác định tinh thần trước khi chăm sóc

Tại sao bạn phải chăm sóc, dưỡng, thuần đàn? Với mình thì mỗi cây cổ cầm đều là một người bạn tri kỉ, hoặc đơn giản hơn thì nó sẽ là một vật bầu bạn trong suốt quá trình bạn tập luyện cổ cầm. Khi bạn trân trọng, tôn trọng, nâng niu cầm thì bạn cũng dễ dàng hòa hợp với nó khi tập luyện. Âm thanh của cây cầm cũng hay hơn rất nhiều khi được bạn nâng niu và dưỡng.

 

2. Cách chăm sóc cụ thể

Thứ 1: Vị trí để đàn (kèm ảnh)

Đàn sẽ được bảo quản tốt nhất khi được treo lên. Hãy treo đàn:

[  ] Ở nơi khô ráo, sạch sẽ, yên tĩnh

[  ] Treo bằng đinh trụ gỗ tròn, đinh sắt inox có góc cạnh sẽ dễ làm xước đàn

[  ] Nếu chưa có đinh treo thì có thể để đàn ngay ngắn trên bàn (cách để đàn trên bàn bạn đọc tiếp bên dưới nhé)

[  ] Tránh 

  • Treo ở nơi ẩm thấp, dễ mối mọt, nhiều người qua lại dễ va chạm
  • Để trực tiếp dưới đất mà không có đệm lót
  • Để đầu đàn xuống đất (phần có tua rua và 7 nút xoáy chỉnh âm)

Thứ 2: Cách để đàn trên bàn (kèm ảnh)

– Ảnh 1 (đúng cách): cây cầm nằm ngang, các nút chỉnh âm được đặt ngay ngắn dưới mép bàn

 

– Ảnh 2 (sai cách): các nút chỉnh âm để đè lên mặt bàn. Để như vậy khi chơi, đàn không vững, nút chỉnh âm dể bị lay chuyển.

 

Tham khảo thêm bài viết về bàn khuếch âm chuyên dụng cho đàn: Tại đây

Thứ 3: Dưỡng dây và bề mặt sơn đàn (kèm video)

– Dưỡng nước sơn đàn (dùng 1-2 tuần 1 lần, xịt lên mặt sơn rồi lau bằng khăn chuyên dụng lau đàn)

– Dưỡng dây đàn (dùng trực tiếp bằng đầu ngón tay rồi xoa miết vào dây đàn, dùng 1-2 tuần 1 lần)

Đa phần cầm nhân hay dưỡng dây bằng sáp mà ít khi dùng nước dưỡng sơn chuyên dụng. Nước sơn sẽ bảo vệ phần gỗ và giữ cho âm án khi chơi mượt mà hơn. Nên chúng ta hãy để ý cả phần nước sơn và dưỡng nó thường xuyên nhé

Với đàn có dây tơ tằm, dây băng huyền hoặc dây tơ pha thì sẽ dưỡng dây bằng lọ chuyên dụng riêng.

Thứ 4: Dưỡng âm thanh

Âm thanh biểu hiện giá trị của một cây cầm. Cách dưỡng âm đàn tốt nhất là bạn chơi nó hàng ngày, mỗi ngày một chút. Bằng năng lượng bình an của bạn, đàn sẽ được dưỡng, âm thanh mỗi ngày sẽ dần được thuần, được trau chuốt, càng ngày âm đàn sẽ càng trong, trầm ấm và thanh thoát hơn

Ngoài ra, bạn có thể mang đàn tới những nơi có nguồn năng lượng trong lành như núi rừng, hang động, chùa,…Năng lượng tốt sẽ nuôi dưỡng cả đàn và bạn. Bản thân mình cũng thường xuyên mang đàn đi du ngoạn núi rừng, mình thấy rõ rệt sự thay đổi âm thanh của đàn sau mỗi chuyến đi. Đây là cách dưỡng mà mình thực sự tin tưởng, bạn hãy thử tự mình trải nghiệm nha

Thứ 5: Bảo quản đàn khi di chuyển

Khi mang đàn đi đâu xa, bạn nên đựng đàn vào túi vải và để vào hộp chống xóc. Nếu leo núi và đi lại nhiều, hãy chuẩn bị một túi vải chuyên dụng có lót đệm lông dày để bảo vệ đàn, tránh va chạm nhé.

Khi nâng lên đặt xuống, cũng nhẹ nhàng đối xử với đàn bạn nha!

Video dưới là cách bảo quản đàn trong túi và hộp khi di chuyển. Bạn tham khảo để tránh để sai cách nha!

 

Cuối cùng, hãy đối xử bạn cầm bằng thái độ đón nhận

Mỗi cây đàn đều có điểm hay điểm dở. Không có cây đàn hoàn hảo 100%. Có cây thì âm trầm lắng nhẹ nhàng, có cây thì âm lắng sâu, có cây thì âm thanh nhẹ, có cây âm tròn trịa ấm áp. Vậy nên đừng so sánh, nói hay đơn giản là nghĩ trong tâm khi chơi đàn “cây này hay hơn cây kia, cây này âm chán thế, mình không thích cây này,…” Sẽ có những cây đàn hợp với bạn. Hiện tại cây này đang ở cạnh bạn, cứ trân quý hiện tại và cùng nó tu dưỡng nha! 

Trên đây là những cách dưỡng đàn. Chúc bạn và cây cầm tri kỉ có nhiều trải nghiệm hòa hợp với nhau nha!

————

Inbox nếu cần mình hỗ trợ tìm hiểu về cầm, tìm bằng được cây cầm tương hợp, sách học, tài liệu học, dụng cụ dưỡng, bàn ghế khuếch âm cho cầm, thiền định khi chơi cầm và cập nhật các chương trình, chuyến đi tu dưỡng về với thiên nhiên cảm thụ cổ cầm nhé

Cổ Cầm Phương Bắc

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo