Bản nhạc cổ cầm “Phổ Am Chú”

Bản cổ cầm “Phổ Am Chú” – trang nghiêm, linh thiêng, là âm thanh của những tâm hồn thanh tĩnh, giác ngộ cho nên diệu lực cũng trở nên phi thường. 

Nguồn gốc Phổ Am Chú

Thiền Sư Phổ Am Ấn Túc (普庵印肅, 1115-1169) thường làm những điều linh nghiệm như bẻ cây trị bệnh, chặt cây ma quái, cầu mưa, v.v. Hơn nữa, ông lại rất tinh thông Phạn văn, từng lấy Phạn văn phiên âm thành chú, người đời gọi đó là Phổ Am Chú (普庵咒). 

Ý nghĩa của Phổ Am Chú

Chú Phổ Am có kết cấu rất nghiêm cẩn, dễ đọc tụng và ghi nhớ. Thần chú này có nhiều tổ hợp đơn âm, cấu thành một loại luật tắc tự nhiên, giống như sự giao hòa hỗ tương của ba yếu tố Thiên-Địa-Nhân, khiến cho người nghe tự nhiên thể nhập vào cảnh giới linh không, thanh tịnh, và có tinh thần cảm ứng đạo giao, có cầu có ứng qua hình tượng Thiền Sư Phổ Am. Tương truyền thần chú này có công năng có thể tiêu tai, giải trừ ách nạn, khiến cho các loài côn trùng, chuột, muỗi, kiến, rắn, rít, v.v., phải tránh xa, các hung thần ác sát đều xa lánh. 

Giai điệu bồng bềnh của thần chú Phổ Am cũng được các cầm thủ Trung Hoa phổ thành những cầm khúc nổi tiếng, đó là hai cầm khúc Phổ Am chú và Tất-đàm chương mà ngày nay thường thấy trong các chương trình cổ cầm.  Đây là bản “Phổ Am Chú” của Vương Bằng – nghệ nhân bậc thầy trong giới cổ cầm. 

Phải nhận rằng, dù không hiểu, cũng không nghe ra được lời tiếng rõ ràng, nhưng chỉ cần lắng nghe giai điệu trầm bổng Phổ Am Chú, chúng ta cũng đã có cảm giác lắng hồn và rung cảm tâm linh sâu sắc. Những làn sóng âm thanh như mơn man trên làn tóc da dựng đứng, phiền não cũng tiêu tan cho những cảm xúc cao với trào dâng. 

Cầm phổ bài Phổ Am Chú

Cầm nhân cần hỗ trợ về giải mã bản phổ này hãy inbox mình qua fanpage Cổ Cầm Phương Bắc hoặc zalo 0907705568 nhé!

Viết một bình luận

Contact Me on Zalo